Pages

Tuesday, April 30, 2013

Dã ngoại trước sân nhà- Tại sao không?

"Dã ngoại trước sân nhà -Tại sao không?" - Tác giả đọc.

Nếu quan niệm: “Nhu cầu hiểu mọi chuyện nói lên thân phận của con người” thì thân phận của chúng ta, những công dân Việt Nam thật bi thảm. Quả không dễ chịu chút nào khi phải thừa nhận một điều như thế. Cả tôi và bạn đều đã nghĩ rằng chúng ta rất hiểu về người khác, về thế giới quanh xung quanh và đương nhiên, chúng ta hiểu rõ về bản thân mình. 

Saturday, April 27, 2013

Thông báo khẩn!!!

Tôi được biết Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang có tổ chức một chuyến “Du khảo xứ Thanh với mục đích giới thiệu hào khí  địa linh nhân kiệt cho con cháu, họ hàng, bè bạn”. Đồng thời, tôi cũng nhận được “ Thông báo khẩn!” của Tiến sĩ bày tỏ sự lo lắng về an toàn cho những người tham gia trong hành trình cũng như  “mong nhận được sự quan tâm theo dõi” của công luận. Blog thanhnghienphamxin đăng toàn văn “Thông báo khẩn!!!” của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang  nhằm chia sẻ thông tin với quý độc giả và bày tỏ sự yêu mến, kính trọng đối với ông. Xin kính chúc ông cùng gia đình, bè bạn của ông có một chuyến đi an toàn, may mắn. (Phạm Thanh Nghiên).
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Thông báo khẩn!!!  

Wednesday, April 24, 2013

Nhóm Project 88 phỏng vấn Phạm Thanh Nghiên Phần 4

Nhóm Project 88 phỏng vấn Phạm Thanh Nghiên Phần 3





Interview with Pham Thanh Nghien (Part 3 – Trial)

Pham Thanh Nghien – “My trial started on 29 January 2011. They said the trial was public. But I can confirm that in reality it was absolutely unjust, absurd. And I was after all tried behind closed doors. Even my mother, the very person giving birth to me, wasn’t allowed into the court. Public security agents came to keep my mother’s house under surveillance. (It was also my house because before I was arrested, I had lived with my mother.)



There were public securities agents watching over my siblings’ families too. My brother who lived by himself, had a district-level policeman come sit right in the middle of his house, with many other public security agents. My two sisters, both married and living with their own families, had to sneak out of their houses at night.

Thanks to attorney Tran Vu Hai and attorney Luu Vu Anh, my sisters—after a very tough process—were allowed into the court. But my two sisters had to sit near the doors [of the court room], which was very much far from where I stood. You know my eyesight is very bad. Before the trial, they had, at a certain point in my detention period, taken my eyeglasses away from me. When I was in court, I requested to have my eyeglasses back. Unable to ignore this request, they returned the glasses to me. When I turned looking at the other side of the court room, the security agents immediately asked me to look up [towards the judges]. Still, I tried to turn my head back, searching. In a short moment—to be honest with you—I felt scared not seeing my mother. My mother was over 70 years old then. And I worried about her health. I could see my two sisters waving at me. Four years later, I came home and my sisters told me they had had to deal with a lot of difficulties in order to make it to my trial.

The entire trial took very little time. Just about three hours and they announced a verdict. In fact, there wasn’t a lot of deliberation. The arguments of defense put forward by my attorney – they were all rejected by the court. My attorney brought up and proved the fact that my detention lasted longer than what was allowed under the Criminal Procedure Code. However, the court rejected his claim, saying they had the right to do this and that. Could you imagine that over the course of the entire trial—three hours—I had to always stand [?].I couldn’t sit for a moment.

After the deliberation, the court sentenced me to four years in prison and three years of probation. They cited Article 88 of the Penal Code of the Socialist Republic of Vietnam, meaning propaganda against the Socialist State. Before, when they arrested me, they said that I was caught in flagrant delict while leading a sit-in protest, holding a banderole of bad content. It was a pretext. They claimed that it was the behavior which directly led to my imprisonment. But at the trial, my sit-in protest wasn’t mentioned at all. I was then accused of other things. They mentioned the fact that I had expressed my views, written a few articles and posted them on the internet, got some books authored by famous people fighting for human rights, democracy and freedom in a public, lawful and non-violent manner. They said these materials were of bad content. Further, they said I had avocated multi-partism, defamed the people’s administration and persuaded the people to remove the Communist Party and its leadership. They concluded that I violated Article 88. And as you already know, I was sentenced to four years in prison and three years of probation.”

(to be continued)



Phạm Thanh Nghiên – “Ngày 29 tháng 1 năm 2011 thì bắt đầu là diễn ra cái phiên tòa của tôi. Phiên tòa của tôi đó, họ nói rằng đây là một phiên tòa công khai. Nhưng thực tế thì tôi khẳng định rằng đây là một cái phiên tòa hoàn toàn bất công, phi lý và là một phiên xử kín.

Bởi vì mẹ tôi là người sinh ra tôi cũng không được tham dự phiên tòa, không được vào khán phòng. Và công an đã canh gác bên tư gia của mẹ tôi. Tức là tôi ở chung với mẹ tôi khi  trước khi bị bắt đó. Nhà riêng của các anh các chị của tôi cũng bị công an canh gác. Một người anh trai của tôi ở riêng thì công an quận đã vào giữa nhà của anh để ngồi, xung quanh là nhiều công an khác.

Và hai người chị gái của tôi đã ở riêng cũng lập gia đình rồi, đã phải trốn ra khỏi nhà trong đêm tối. Và được cái sự giúp đỡ của luật sư Trần Vũ Hải và Lưu Vũ Anh thì hai chị tôi mới được vào khán phòng mà qua một giai đoạn, qua một cái chặng đường rất là gian khổ. Và luật sư đã phải gây sức ép, là nếu như không được như vậy thì ông ấy sẽ có những cái biện pháp cụ thể để phản đối việc đấy, thì hai chị tôi mới được vào. Và hai chị tôi phải ngồi gần ngoài cửa, tức là rất rất là xa tôi trong phòng xử.

Khi mà tới phiên xử thì các bạn đã biết rằng mắt tôi rất là kém. Nhưng mà trước đó đó, khi ở trại tạm giam thì họ tước mất cái kính của tôi rồi. Và vào đó thì tôi yêu cầu phải được đeo kính. Thì họ bắt đầu không thể từ chối được thì họ mới đưa cái kính cho tôi tôi đeo.

Và khi tôi nhìn xuống dưới, thì ngay lập tức là họ bắt tôi phải quay lên. Nhưng tôi vẫn cố tình nhìn xuống dưới.

Và tôi trong phút chốc, tâm sự thật với các bạn, và tôi cũng hơi rùng mình khi không tìm thấy mẹ tôi. Bởi vì mẹ tôi lúc đó cũng đã ngoài 70 tuổi. Bà cũng rất là già. Và tôi rất lo cho sức khỏe của bà.

Đó, thì nhìn xa thì đã thấy hai chị tôi vẫy tay. Và tôi thấy có những cánh tay khác đã kéo hai chị tôi xuống. Và sau này, sau bốn năm ở tù về, thì tôi mới nghe các chị tôi kể lại là các chị rất là vất vả khi mà đến phiên tòa của tôi.

Đó, thì phiên tòa của tôi diễn ra cũng rất là khá là chóng vánh, khoảng độ ba tiếng đồng hồ thôi, thì họ đã tuyên án rồi. Thật ra thì chúng tôi cũng không tranh tụng nhiều. Mà khi các cái lời bào chữa của luật sư đưa ra đó, thì đều bị phiên tòa, đều bị bên tòa bác bỏ. Luật sư của tôi cũng đã đưa cái vấn đề giam giữ tôi quá cái thời hạn ở trong cái luật tố tụng hình sự và ông có chứng minh. Tuy nhiên thì là bên tòa cũng đã bác bỏ, dẫn chứng rằng họ được quyền cái này cái kia.

Và trong cái phiên tòa đó suốt khoảng thời gian là ba tiếng đó, các bạn tưởng tượng như tôi đã phải đứng ba tiếng đồng hồ. Không được ngồi một chút nào hết.

Khi họ nghị án vào để họ họ tuyên án là bốn năm tù giam và ba năm quản chế với cái điều 88 của bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tức là tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mà trước đó đó, cái ngày 18 tháng 9 khi mà họ bắt tôi thì họ nói rằng đang bắt quả tang tôi ngồi tọa kháng với một cái băng rôn có nội dung xấu. Và đó chính là cái lý cớ bởi vì họ cho rằng đó là cái hành vi phạm pháp trực tiếp đã đưa tôi vào tù.

Nhưng mà khi mà ra phiên tòa đó, thì cái việc tôi tọa kháng hoàn toàn không được nhắc đến. Và tôi đã bị buộc tội bởi những thứ khác. Họ cho rằng những cái việc tôi bày tỏ quan điểm, tôi viết một số bài viết đưa lên trên mạng internet, và có trong nhà một số cuốn sách của một số nhân vật rất là nổi tiếng, họ là những người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, tự do, và đấu tranh công khai, hợp pháp và bất bạo động – họ cho rằng đó là những tài liệu với nội dung xấu. Mà họ nói rằng là tôi chủ trương đa nguyên đa đảng, phỉ báng chính quyền nhân dân, rồi kêu gọi nhân dân đứng lên để mà xóa bỏ đảng cộng sản, xóa bỏ cái vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản.

Và họ quy kết tôi vi phạm cái điều 88. Và như các bạn đã biết, tôi bị bốn năm tù giam và ba năm quản chế.”

(còn tiếp)

© The 88 Project – Free Expression Interview Series

Sunday, April 21, 2013

Thư gửi bạn về ngày dã ngoại- Quyền Con Người vào ngày 5 tháng 5 năm 2013




Bạn bè thân quý!
Trước hết xin cám ơn mọi người đã yêu quý, quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng tham dự Buổi dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người vào ngày 5 tháng 5 năm 2013 sắp tới đây.

Và để trả lời những câu hỏi có nội dung gần giống nhau về buổi gặp gỡ này, Chúng Ta - Công Dân Tự Do xin có đôi lời ở đây để tất cả các bạn cùng tiện theo dõi nhé. 

Thursday, April 18, 2013

Thông báo về những buổi Dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người.



Các bạn thân mến!

Quyền Con Người đã được quy định trong Hiến Pháp và đồng thời cũng là những giá trị phổ quát của nhân loại được xác nhận trong hai Công ước Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người mà nhà nước Việt Nam là thành viên ký kết.
Những quyền này đã được tôn trọng và bảo vệ như thế nào, cụ thể trong đời sống của mỗi người, thân nhân và bạn bè của chúng ta?

Những vi phạm đối với Quyền Con Người đã ảnh hưởng đến đời sống và khát vọng mưu tìm hạnh phúc của cá nhân và thành viên trong gia đình của mình ra sao? Chắc chắn, mỗi cá nhân trong chúng ta đều có những trải nghiệm thực tế khác nhau và đó là điều mà chúng ta cần chia sẻ với nhau. 

Tuesday, April 16, 2013

Biểu tình nay....Nhớ biểu tình xưa.

Lời giới thiệu: Có một người vừa bước sang tuổi tám mươi. Tuổi của mắt đã mờ, chân đã chậm. Tuổi phải nhìn quỹ thời gian của mình ngày một teo tóp đi nhưng vẫn không nguôi niềm trăn trở vận nước. Từ “chú nhóc con Vũ Cao Quận” (*)của cái ngày mồng 2 tháng 9, đến người lính Vũ Cao Quận của trận thắng được ca tụng là “chấn động địa cầu”1954. Để sau này ông thốt lên rằng: “Trong những điều vĩ đại Cuộc lừa này là vĩ đại vô song” Ông khước từ những lời ca tụng, những danh hiệu( mà ông rất xứng đáng được nhận) để luôn tự hào với cái tên thật bình dị: Người lính già Vũ Cao Quận.

Friday, April 12, 2013

Quyền Lập hiến thuộc về người dân.


                              


Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.

Chính vì thế Chúng Ta hãy đồng lòng:

1. Công khai gặp nhau nơi công cộng để trao đổi, trình bày ý kiến của mình về Hiến pháp cho một nước Việt Nam Dân Chủ. 

Wednesday, April 10, 2013

Giải Mâm xôi vàng.


                                         
   
  Giải “Mâm xôi vàng” (Golden Raspberry Awards hay Razzies) là một giải thưởng Điện ảnh do John Wilson lập ra năm 1980 với mục đích làm giải thưởng Điện ảnh ngược với giải Oscar, theo đó giải “Mâm xôi vàng” sẽ được trao cho những tác phẩm điện ảnh, các vai diễn và các hạng mục khác liên quan đến điện ảnh được coi là dở nhất trong năm của Điện ảnh Hoa Kỳ. Trong tiếng Anh, “Raspberry” còn là từ thân mật để chỉ tiếng tặc lưỡi hay bĩu môi (như âm thanh khi trung tiện), tỏ ý chế nhạo hoặc khinh miệt.” (Theo Wikipedia). 

Monday, April 08, 2013

Tuyên bố của Công Dân Tự Do về bản án Đoàn Văn Vươn.



Ngày 5/4/2013 Tòa án Nhân dân Hải Phòng đã tuyên án ông Đoàn Văn Vươn và gia đình phạm tội “giết người” để che giấu hành động áp bức mà chế độ này vẫn ngang nhiên thực hiện trên thân phận mòn mỏi của những người nông dân hiền lành, chất phác. Bất kể mức án nặng hay nhẹ mà gia đình ông phải gánh chịu, bản án bất công đối với Đoàn Văn Vươn và gia đình đã mặc nhiên là bản án dành cho một chế độ mà sự tha hóa của nó đang gây ra bao cảnh đọa đày cùng khổ cho tất cả chúng ta.

Nhóm Project 88 phỏng vấn

Công an canh gác chặt chẽ nhà Phạm Thanh Nghiên ( Theo RFA)

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-04-06.
Người công an xông vào cổng định cướp máy ảnh, chửi bới và hành hung cô Phạm Thanh Nghiên chiều ngày 3.4.2013.

Đối với blogger Phạm Thanh Nghiên, vừa ra tù và đang còn bị quản chế, công an đã canh gác nhà cô từ ngày 27 tháng Ba; những người ghé thăm cô trong thời gian xử gia đình Đoàn Văn Vươn đều bị lôi đi thẩm vấn nhiều giờ mới được cho về.